Cuộc sống khắc nghiệt là thế, Hoàng Quốc Bình vẫn luôn nỗ lực học tập chăm chỉ. Suốt nhiều năm học, anh đứng top đầu lớp. "Nếu không có tiền thưởng của các kỳ thi, giấy khen và chứng nhận giải thưởng phủ lên bức tường đất, có lẽ tôi đã từ bỏ", anh kể.
Để trang trải học phí, đêm anh đi bắt lươn, cuối tuần câu cá, nuôi lợn và cho thuê trâu. "Có những đêm tôi bị chó đuổi, sau đó ngã nhào xuống sông, đèn pin ngấm nước phải chạy về nhà trong đêm tối. Đi bắt lươn cả đêm nhưng tôi vẫn không đủ tiền đóng học", anh nhớ lại.
Chỉ vì chưa có tiền đóng học, nhiều lần Hoàng Quốc Bình bị đuổi ra khỏi lớp trước mặt các bạn. Với anh, mọi khó khăn và vất vả đều có thể vượt qua, nhưng trước thách thức về danh dự, Hoàng Quốc Bình lại yếu đuối.
Cả tuổi thơ của Hoàng Quốc Bình sống trong cảnh, trời mưa quần áo ướt dầm dề, dính cả bùn vẫn phải ngồi học. Mùa hè đi chân trần, mùa đông phải vượt qua sự buốt giá.
Hành trình trở thành tiến sĩ
Thầy giáo tiểu học là người dẫn dắt Hoàng Quốc Bình tiếp cận khoa học. Lên cấp hai, vì hoàn cảnh khó khăn anh được trường miễn học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Trong những năm tháng này, Hoàng Quốc Bình được đi học chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô và mạnh thường quân.
So với cấp hai, học phí cấp 3 tăng lên nhiều, đối với Hoàng Quốc Bình đây là khoản tiền không thể gánh nổi. Trong cơn tuyệt vọng, anh được một giáo viên giúp đỡ. Sau khi biết được hoàn cảnh, hiệu trưởng trường THPT cũng miễn học phí 3 năm cho anh.
Tuy nhiên, thời điểm đó, Hoàng Quốc Bình vẫn gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa cuộc sống và học hành. Bận rộn với việc nhà và đồng áng, năm lớp 11 anh bắt đầu có dấu hiệu chểnh mảng việc học, không theo kịp các bạn.
Năm 2007, Hoàng Quốc Bình tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, nhưng không đỗ vào các trường có ngành Khoa học Máy tính. Cú sốc này, giúp anh tỉnh ngộ và tập trung ôn thi lại.
1 năm sau, anh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học lần 2 và đỗ vào ngành Khoa học Máy tính của ĐH Tây Nam Trùng Khánh. Chưa kịp báo tin vui, thầy giáo tiểu học- người khơi dậy niềm đam mê của Hoàng Quốc Bình, qua đời. Chứng kiến cảnh này, anh cảm thấy đau khổ và bất lực nhưng không thể làm gì.
4 năm đại học, Hoàng Quốc Bình vừa học vừa làm để có thêm chi phí sinh hoạt. Năm 2012, anh tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Khoa học Máy tính của ĐH Tây Nam Trùng Khánh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 2014, Hoàng Quốc Bình vào Viện Tự động hóa của Học viện Khoa học Trung Quốc làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Hướng nghiên cứu của anh là nhận dạng mẫu và các hệ thống thông minh. Phải đến lúc này, Hoàng Quốc Bình mới cảm thấy vận mệnh được thay đổi.
"Tôi đã đi một đoạn đường rất dài, nếm trải nhiều khó khăn. 22 năm học của tôi nhiều thăng trầm và không dễ dàng để đi qua", Hoàng Quốc Bình nói.
Tại Học viện Khoa học Trung Quốc, Hoàng Quốc Bình gặp được người hướng hướng dẫn tận tụy, cẩn thận. Năm 2017, bằng những nỗ lực anh nhận được bằng tiến sĩ.
Hiện tại, Hoàng Quốc Bình là nhà nghiên cứu cấp cao trong Phòng thí nghiệm AI (trí tuệ nhân tạo) của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc - Tencent. Nói về thành công của bản thân, anh tiết lộ nhờ vào nhà trường và những người tốt bụng. "Tôi mong mọi người sẽ làm việc chăm chỉ để nhận lại thành tựu", anh nói.
Anh quan niệm chuyện đời khó đoán, tương lai phải đối diện với nhiều khó khăn. "Do đó, tôi dũng cảm và kiên nhẫn đối mặt với thách thức”, Hoàng Quốc Bình nói.
Chia sẻ về tham vọng của bản thân, anh nói: "Tôi chỉ muốn giữ trái tim luôn trẻ trung và có cơ hội hiểu biết về thế giới để những khó khăn từng trải qua không trở nên vô ích", anh bày tỏ.
Câu chuyện của Hoàng Quốc Bình truyền cảm hứng cho nhiều người. Khi được hỏi, có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ, anh cho rằng: “Cuộc đời còn dài, cần có lòng dũng cảm lớn lao để vượt qua mọi chuyện. Cuộc sống sẽ không phụ lòng những ai nỗ lực, chỉ cần tiến về phía trước, thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời thỏa đáng".
Theo Sohu
Tối 29/10, Hoa hậu Liên lục địa 2021 (Miss Intercontinental) khép lại đêm chung kết lần thứ 49 tại Ai Cập. Cuộc thi đã diễn ra gần hai tuần với sự góp mặt của 74 thí sinh đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong đêm chung kết, thí sinh Cinderella Faye Obeñita (Philippines) đăng quang Hoa hậu Liên lục địa 2021. Các Á hậu 1, 2, 3, 4, 5 của Miss International 2021 lần lượt là: Paulina Uceda (Mexico), Romy Simpkins (Anh), Kelly-Mary Anette (Seychelles), Maria Paula Castillo (Canada) và Maria Paula Castillo (Colombia).
Tân hoa hậu năm nay 25 tuổi, cao 1m70, số đo 3 vòng lần lượt là 84-60-86 cm. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông đại chúng tại ĐH Liceo de Cagayan, Philippines. Ngoài công việc chính tại một tổ chức quản lý du lịch của nhà nước, cô còn là người tổ chức sự kiện, người mẫu, MC và đại diện cho các nhãn hiệu ở quê nhà.
Là một nhà báo ngay từ khi còn sinh viên, cô yêu thích viết và thể hiện quan điểm. Đồng thời, hoa hậu cũng là người tích cực ủng hộ nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư cổ tử cung và tự do báo chí.
Cindy Obeñita hiện là Hoa hậu Liên lục địa thứ hai đến từ đảo quốc Philippines, sau Karen Gallman - Hoa hậu Liên lục địa 2018. Bên cạnh ngôi vị cao nhất, hoa hậu Philippines còn là Hoa hậu Liên lục địa Châu Á - Châu Đại Dương.
Ở vòng ứng xử cuối cùng, khi được hỏi: “Với tư cách là một đại sứ quốc tế, bạn có tin rằng việc nói tiếng Anh là quan trọng đối với Hoa hậu Liên lục địa? Tại sao có hoặc tại sao không?".
Cindy trả lời: “Với tư cách đại sứ, tôi cho rằng việc nói một ngôn ngữ cụ thể không quan trọng ở hoa hậu Liên lục địa hay bất kỳ cuộc thi nào, miễn là người phụ nữ đó mạnh mẽ, duyên dáng, tận tâm và thông minh. Bất kể ngôn ngữ nào, miễn người phụ nữ đó có phong cách và phẩm chất đều có thể giành chiến thắng cuộc thi cô ấy tham gia.
Ngoài ra, điều rất quan trọng mà tôi đã học từ Hoa hậu Liên lục địa, một người phụ nữ nên sở hữu sức mạnh đến từ giá trị riêng. Và tôi tin, tôi là người phụ nữ đó vì đó là giá trị cốt lõi của một Hoa hậu Liên lục địa thời hiện đại - rằng chúng ta đang sống trong một thế giới rất khó giữ được giá trị riêng. Với tư cách là Hoa hậu Liên lục địa, tôi muốn trở thành nguồn hy vọng, nguồn cảm hứng về vẻ đẹp thực sự, được cảm nhận từ sự tử tế và sự yêu thương chân thành".
Chung đêm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2021, các Top 5 và top 20 của cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa 2021 đều nằm trong dự đoán của các chuyên trang sắc đẹp và khán giả theo dõi cuộc thi.
Đại diện Việt Nam - Top 10 của cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 - Ái Nhi, đã không có được thành tích tốt tại cuộc thi. Cô không lọt Top và cũng không giành được giải thưởng phụ nào trong đêm chung kết.
Đêm chung kết của Miss Intercontinental 2021 diễn ra trên một sân khấu đơn giản và nhạt nhẽo, khác với tầm vóc lịch sử của cuộc thi. Chất lượng livestream đêm chung kết không ổn định, liên tục mất tiếng từ đầu đến cuối chương trình khiến khán giả đánh giá kém, chê bai khá nhiều.
Khác với các cuộc thi lớn các, các thông tin về Hoa hậu Liên lục địa năm nay thưa thớt trên các trang tin sắc đẹp từ khi khởi tranh cho tới đêm đăng quang.
Thảo Mi - Trần Phương
Trần Hoàng Ái Nhi mang đến bạn bè quốc tế hình ảnh áo dài Việt Nam tới từ NTK Minh Châu tại phần thi trang phục dân tộc.
" alt=""/>Philippines đăng quang Hoa hậu Liên lục địa 2021, Ái Nhi trắng tayViệt Nam có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng, phù hợp. Trong đó, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước, có nhiều vùng trồng, sản xuất quy mô lớn như Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lâm Đồng...
Hiện nay, các sản phẩm trà của Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu ổn định cho các địa phương, góp phần khẳng định vị thế, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo Ban Tem bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, “Cây chè” là bộ tem thứ 2 về chủ đề cây công nghiệp được Bộ TT&TT phát hành, với mục đích giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp cũng như giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam.
Thông tin với VietNamNet, họa sĩ Nguyễn Du, tác giả thiết kế bộ tem “Cây chè” cho biết, bộ tem được thiết kế theo phương pháp đồ họa. Hai mẫu tem tràn lề khuôn khổ 32 x 43mm miêu tả quá trình hình thành, sinh trưởng từ hạt, cây, hoa, quả… và ra sản phẩm trà trong đời sống thường ngày.
Có khuôn khổ 90 x 80mm, mẫu blốc tem “Cây chè” thể hiện hình ảnh cây chè cổ thụ được trồng trong môi trường tự nhiên, khí hậu trong lành ở vùng núi cao…. Từ nguyên liệu được thu hoạch bằng phương pháp thủ công, người trồng chè đã tạo ra sản phẩm trà ‘Shan Tuyết’ đặc trưng riêng có của Việt Nam. Nền mẫu blốc là hình ảnh đồi chè Long Cốc (Phú Thọ) nổi tiếng về cảnh quan cũng như vùng nguyên liệu trà.
Dịp này, Công ty Tem thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cũng phát hành một số sản phẩm kèm theo bộ tem “Cây chè”, gồm: Phong bì ngày phát hành đầu tiên – FDC, FDC blốc, bưu thiếp và dấu phát hành ở 5 địa danh Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Phú Thọ và Hà Giang.
Người yêu tem trong và ngoài nước hiện đã có thể đặt mua trực tuyến bộ tem bưu chính “Cây chè” cùng các ấn phẩm phát hành kèm theo trên website của Công ty Tem tại địa chỉ vietnamstamp.com.vn.
Trước đó, năm 2022, cũng nhằm góp phần quảng bá hình ảnh và giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam tới cộng đồng trong và ngoài nước, Bộ TT&TT đã phát hành bộ tem bưu chính “Cây cà phê”. Được thiết kế bởi họa sĩ Tô Minh Trang bằng bút pháp tả thực, bộ tem gồm 4 mẫu tem với tổng giá mặt tem là 16.000 đồng. Điểm đặc biệt của bộ tem “Cây cà phê” là mẫu tem thứ 4 - “Hạt cà phê” được ứng dụng công nghệ in có mùi hương cà phê.